TP HCM: Kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi thủy sản tháng 5

Thursday,
16/05/2019
0

Thông tin quan trắc môi trường vùng nuôi thủy sản tháng 5/2019. Cảnh báo và khuyến nghị cho người nuôi thủy sản TP. Hồ Chí Minh.

a) Vùng nuôi tôm huyện Nhà Bè

- Chỉ số pH (7.03-7.29), DO (4.45-4.56), độ trong, nhiệt độ đạt giới hạn cho phép. 

- Độ mặn tại khu vực xã Hiệp phước nằm trong giới hạn cho phép (5-8‰), trừ khu vực Rạch Tôm-xã Nhơn đức có độ mặn thấp hơn giới hạn cho phép (2‰).

- Độ kiềm thấp hơn thấp hơn giới hạn cho phép (46.0-55.0mgCaCO3/l).  

- Chỉ số NH4-N tại khu vực xã Hiệp Phước nằm trong giới hạn cho phép (<0.01mg/l), tại xã Nhơn Đức cao hơn giới hạn cho phép (1.89mg/l).

- Chỉ số COD (5.44-6.32mg/l), TSS (126-144mg/l) vượt giới hạn cho phép.

- Chỉ tiêu vi sinh: Tại khu vực Cầu Sóc Vàm, Bến đò Kinh Lộ-xã Hiệp Phước có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ thấp (0.075-0.275x103CFU/ml). Khu vực Rạch Tôm-xã Nhơn Đức có sự hiện diện của Aeromonas với mật độ thấp (0.315x103CFU/ml).

b) Vùng nuôi tôm huyện Cần Giờ

- Hiện nay chỉ số độ mặn (5-18‰), DO (4.50-4.60), NH4-N, nhiệt độ, độ trong tại các khu vực nằm trong giới hạn cho phép.

- pH đa số tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép (7.06-7.42), trừ khu vực Rạch Đước(BK)-xã Bình Khánh và Kinh Bà Tổng-xã An Thới Đông thấp hơn giới hạn cho phép (6.92-6.96).

- Độ kiềm khu vực Kinh Bà Tổng-xã An Thới Đông, Rạch Đước (TTH), xã Lý Nhơn nằm trong giới hạn cho phép (50.5-89.0 mgCaCO3/l), các khu cực còn lại thấp hơn giới hạn cho phép (42.0-48.0mgCaCO3/l).

- Chỉ số COD (3.84-10.16mg/l), chất rắn lơ lửng TSS (122-167mg/l) tại các khu vực đều vượt giới hạn cho phép.

- Chỉ tiêu vi sinh: Đa số các khu vực có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ thấp (0.01-0.09x103 CFU/ml), trừ khu vực xã Lý Nhơn có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ cao (5.515-6.4x103 CFU/ml).

- Chất lượng nước chưa phù hợp cho việc lấy nước trực tiếp vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng để xử lý nhằm đảm bảo chất lượng nước phù hợp nhất khi đưa vào ao nuôi. Chú ý nhất là các khu vực có độ mặn và độ kiềm thấp, cần sử dụng hợp chất có chứa Nacl, Canxi, alkaline để ổn định độ mặn, độ kiềm.

- Vệ sinh trang trại, lao động trong trại nuôi, cần hạn chế đi lại giữa các trại, bao lưới khu vực ao nuôi nhằm hạn chế sự xâm nhập của các ký chủ trung gian mang mầm bệnh (như cua, còng, tép)… Chú ý không sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất là gốc thuốc trừ sâu như Cypermethrin... để diệt giáp xác.

c) Vùng nuôi nghêu huyện Cần Giờ 

- Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu không rõ nguồn gốc.

- Nên thả nuôi mật độ từ 180-200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg.

- Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch thì khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra.

- Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.

- Có hiện tượng nghêu chết, tấp vào bờ, nhanh chóng thu gom xác nghêu trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống. Trong trường hợp nghêu chết bị vùi dưới bãi, có biện pháp thu gom hợp lý, tránh làm ảnh hưởng môi trường sống của nghêu.

- Chú ý vệ sinh bãi nuôi nghêu sau khi thu hoạch (cào, xới, hoặc bơm rửa, sát trùng bãi nuôi...).

d) Vùng nuôi thủy sản huyện Bình Chánh

Hiện nay đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, biên độ giữa ngày và đêm cao. Nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ và nhiễm khuẩn, đề nghị bà con không nên cấp trực tiếp nước vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng để xử lý làm giảm ô nhiễm hữu cơ, ổn định chỉ số COD và diệt vi khuẩn bằng các loại hoá chất sát khuẩn được phép sử dụng như BKC, Iodine...

Nguồn: TTKNTPHCM

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: