Trung tâm Cải tiến Di truyền Tôm (SGIC) thoát khỏi bệnh EMS/AHPND

Tuesday,
13/02/2018
0

Làm thế nào đạt được thành công này? Đó là nhờ quá trình quản lý các hệ thống nuôi, an toàn sinh học, tránh sử dụng chlorine để khử trùng ao nuôi và ao lắng, làm sạch kỹ càng trại sản xuất giống.

 

http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2016_01/2449380.large.jpg
Tiến sĩ Boonsirm Withyachumnarnkul tại Centex Shrimp, Đại học Mahidol cho biết sự tàn phá trên diện rộng nhiều vụ nuôi do hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong nuôi tôm thẻ chân trắng, một số trang trại ở Thái Lan đã quay lại nuôi tôm sú vào năm 2013. Trung tâm Cải tiến Di truyền Tôm (SGIC), Surat Thani, Thái Lan đã thoát khỏi lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh EMS hoặc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) mặc dù trung tâm gần kề các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng khác và sử dụng cùng một nguồn nước biển. Withyachumnarnkul cho là nhờ sự khác biệt trong quản lý và các hệ thống nuôi.

“Tại SGIC, nuôi tôm trong các bể bê tông an toàn sinh học, ao lót bạt, hoặc ao lót polyethylene, kích thước không quá 800m2. Nước lấy từ các hồ lắng lớn và theo tỷ lệ là 10:1 (hồ chứa : ao nuôi). Tuy nhiên, cách làm này sẽ không ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - vi khuẩn gây AHPND. Cách này có thể giảm thiểu lượng vi khuẩn một cách rõ rệt trong nước vào lúc đầu thả giống, chứ không phải sau khi tôm đã được thả vào ao hoặc bể trong một vài ngày hoặc vài tháng. Mật độ thả tôm sú là 25-40 PL/m2 tương tự như hầu hết các trang trại nuôi tôm thương phẩm.

“Trong một số ít trường hợp, bằng phương pháp PCR chúng tôi đã phát hiện V. parahaemolyticus trong các mẫu tôm không có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên chúng tôi đã không phát hiện gen độc. Như vậy điều này cho thấy nước và tôm đôi khi chứa loài vi khuẩn này nhưng chúng có thể không có cơ hội để xâm chiếm dạ dày tôm và sản sinh chất độc,” Withyachumnarnkul nói.

“Một thực hành quan trọng chúng ta nên làm là tránh khử trùng các hồ lắng và nước nuôi bằng chlorin. Chúng tôi cho rằng chlorin kích thích vi khuẩn gây bệnh tái phát triển nhanh và giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi. Một số loài vi khuẩn Vibrio, trong số đó V. parahaemolyticus nằm trong số những loài vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

Withyachumnarnkul đánh giá là chlorin được sử dụng để khử trùng bể, đường ống PVC, sàn, thiết bị, nhưng hiếm khi sử dụng làm chất khử trùng nước. Cách thực hành khác là sử dụng công nghệ biofloc với quan điểm cho rằng một số loài vi khuẩn hỗ trợ xử lý nước và ngăn ngừa vi khuẩn AHPND xâm lấn và sản sinh độc tố. Cá được thả nuôi trong các ao/hồ chứa nước ngọt và nước biển vì có bằng chứng cho thấy chất bài tiết từ cá làm giảm lượng vi khuẩn Vibrio sp. trong nước và kiềm chế vi khuẩn gây ra AHPND khỏi xâm chiếm và sản sinh độc tố. Thả cá rô phi theo tỷ lệ 1:1 trong các lồng lưới không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm.

“Cuối cùng, quá trình vệ sinh tại trại giống SIGC được theo dõi một cách cẩn thận. Làm sạch và phơi khô trang thiết bị, các bể, đường ống và dụng cụ khác cũng được rửa sạch, khử trùng bằng chlorin và phơi khô giữa các vụ sản xuất tôm giống.

Thông điệp của ông là: “Tất cả hoặc bất kỳ công đoạn nào cũng có thể giúp chống lại AHPND, tuy nhiên đa phần có thể biofloc và thả nuôi cá là hai yếu tố quan trọng nhất.”

Bài viết này được trích từ thuyết trình tại Hội thảo Bền vững Nuôi trồng Thủy sản, NTOU, Keelung, Đài Loan, tháng 11/2014.


BioAqua.vn
Nguồn: Tạp chí Aqua Culture Asia Pacific Tháng 1 – 2/2015.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: