Vì sao nuôi ghép tôm sú với cá măng giúp tôm có tỉ lệ sống cao hơn

Thursday,
16/05/2019
0

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Vân và cộng sự 2018 đã cho thấy thêm một lợi ích của mô hình nuôi ghép tôm sú và cá măng trong cùng một ao so với mô hình nuôi đơn tôm sú.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ đã cho thấy rằng chất nhầy từ da của cá Măng (C. Chanos) có đặc tính miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn so với các loài cá khác và vì vậy việc nuôi ghép cá này với các loài cá khác hoặc tôm có thể có những tác dụng có lợi cho phòng bệnh hiệu quả.

Nguyễn Thị Kim Vân và cộng sự 2018 đã đã khảo sát sự biến động của mật độ tảo và thành phần loài tảo trong  ao nuôi đơn và nuôi ghép tôm sú với cá măng tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Trong nghiên cứu 4 ao nuôi có diện tích từ 2.800 - 3.000 m2/ao, gồm 2 ao nuôi đơn (mật độ tôm sú 20 con/m2) và 2 ao nuôi ghép (mật độ tôm sú 20 con/m2 + cá măng 1 con/2m2). Các mẫu tảo trong ao được thu định kỳ 10 ngày/lần, mẫu được cố định và phân tích định tính phần loài và định lượng mật độ tảo.

Kết quả phân tích mẫu cho thấy có 4 ngành tảo được phát hiện ở các ao nuôi đơn và nuôi ghép. Cấu trúc thành phần loài tảo trong mẫu thu và phân tích cho thấy đa số là các loài thuộc ngành tảo khuê (Bacillariophyta) với 14 loài (63,6%), tiếp theo là ngành tảo giáp (Pyrrophyta) với 4 loài (18,2%), ngành tảo lục (Chlorophyta) có 2 loài (9,1%) và tảo lam (Cyanophyta) có 2 loài (9,1%). Ở các ao nuôi đơn ngành tảo khuê và tảo lam là loài chiếm ưu thế. Một số chỉ tiêu môi trường nước (NH3-N, NO2-N, H2S,...) trong ao nuôi ghép tốt hơn ao nuôi đơn, mật độ tảo trong ao nuôi ghép ổn định và dao động thấp hơn. Điều này cho thấy ở các ao nuôi ghép tôm sú - cá măng có mật độ tảo dao động thấp và ổn định, chất lượng nước ao nuôi tốt hơn và cho tỷ lệ sống tôm nuôi cao hơn so với các ao nuôi tôm đơn.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy việc nuôi ghép tôm sú và cá măng là mô hình nuôi bền vững, hiệu quả nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần thay đổi cách nuôi, thay đổi thế độc canh con tôm có nhiều rủi ro do dịch bệnh, cải thiện môi trường ao nuôi...

Nguồn: Tepbac

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: