Xử lý ổ dịch trên tôm nước lợ

Monday,
12/02/2018
0

Theo Cục Thú y, tính đến hết tháng 5, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại cả nước là 14.000 ha, trong đó nguyên nhân do dịch bệnh khoảng 10.000 ha, còn lại là do môi trường. Đến nay, dịch bệnh trên tôm vẫn có xu hướng tăng mạnh và diễn biến phức tạp.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2014_08/z300-thuy-san-viet-nam3282.jpg

Để khẩn trương khống chế dịch bệnh, giảm thiệt hại cho bà con nuôi tôm, Bộ NN&PTNT vừa ban hành biện pháp kỹ thuật xử lý ổ dịch trên tôm nuôi nước lợ.

Theo đó, khi xác định được nguyên nhân gây bệnh thuộc danh mục bệnh thủy sản phải công bố dịch, chủ cơ sở nuôi tôm phải báo cáo cho chính quyền xã hoặc cơ quan chuyên môn; đồng thời thông báo cho các cơ sở, các hộ nuôi tôm xung quanh để phòng chống bệnh kịp thời.

Thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn về phòng chống bệnh của cơ quan chuyên môn; áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tất cả dụng cụ, bảo hộ lao động phải dùng riêng cho cơ sở nuôi đang có bệnh và khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan chuyên môn.

Nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm cần tiến hành thu hoạch ngay để tránh thiệt hại. Tôm mắc bệnh chỉ được sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; phương tiện vận chuyển phải kín, không rò rỉ nước hoặc rơi vãi tôm, nước ra ngoài môi trường trong quá trình vận chuyển và phải được vệ sinh khử trùng trước và sau khi ra vào vùng dịch.

Trong trường hợp tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm, Chi cục Thú y chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan để hướng dẫn, xử lý diệt mầm bệnh bằng hóa chất được phép sử dụng theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường và khoanh vùng không để dịch bệnh lây lan.

Sau khi thu hoạch, chủ cơ sở phải xử lý diện tích nuôi có tôm bị bệnh bằng hóa chất được phép sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện cho các cán bộ thú y lấy mẫu kiểm tra. Chỉ tiến hành thả lại sau khi có công bố hết dịch của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp đã công bố dịch), hoặc theo thông báo của cơ quan chuyên môn.

Đối với các cơ sở nuôi tôm ở khu vực xung quanh cơ sở nuôi tôm bị bệnh thì người chăm sóc, quản lý của các cơ sở nuôi này không đi sang cơ sở bị bệnh. Đối với các cơ sở nuôi kín, tiến hành khử trùng tiêu độc trước và sau khi vào cơ sở đối với người và phương tiện. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung các loại vitamin, khoáng, vi lượng... Thường xuyên theo dõi thông tin về dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
 




Thủy sản Việt Nam

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: