Xuất khẩu cá tra đứng vững trước nhiều tin xấu

Thursday,
22/02/2018
0

Mặc dù thị trường đang có tín hiệu xấu trước nhiều thông tin bất lợi, nhưng do cung không đủ cầu nên giá cá tra vẫn tiếp tục tăng.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2014_02/catra69692.jpg

Tuy tình hình xuất khẩu cá tra dự kiến sẽ gặp khó khăn từ 2015 trở đi, giá đầu vào sẽ ở mức cao, vì vậy, người nuôi cần cân nhắc để tránh rủi ro…

Nguyên liệu tăng vọt

24.000 đồng cho mỗi kg cá tra nguyên liệu loại một, trọng lượng khoảng 700-800 gram/con là mức giá mới nhất áp dụng trong ngày 10.2. Nhiều doanh nghiệp ký được đơn hàng khối lượng lớn ngay từ đầu năm buộc phải tìm mua nguyên liệu bằng mọi giá. Thời hạn trả tiền cho người nuôi cá được rút ngắn xuống còn 3 ngày, thay vì một tuần, thậm chí cả tháng như trước đây.

Như vậy, bất chấp có nhiều thông tin xấu như Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Nông trại 2013 (Farm Bill) hôm 4.2, sắp công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá (POR9) hay Nga ngưng nhập khẩu cá tra…, thị trường cá tra vẫn khởi sắc, nằm ngoài dự đoán của các doanh nghiệp.

Sở dĩ xảy ra chiều hướng trái ngược như vậy là bởi, khách hàng nước ngoài đã đoán trước tình hình nguyên liệu cá tra Việt Nam trong năm nay tiếp tục giảm sút nghiêm trọng. Thay vì chờ đợi, nhiều khách hàng lớn ở châu Âu, Mỹ, Trung Đông, châu Á vào ký hợp đồng ngay từ đầu năm để có hàng bán. Nhu cầu tăng, trong khi cung không đáp ứng đủ nên nguyên liệu ngay lập tức tăng giá.

Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong năm 2014 sản lượng cá tra sẽ sụt giảm thêm ít nhất trên 30% so với 2013. Dự kiến trong tháng 2, tháng 3 và tháng 4 tới đây, cá tra nguyên liệu giảm trên 50% so với cùng kỳ 2013 do sản lượng nuôi giảm và thời tiết lạnh kéo dài từ cuối 2013 đến nay, cá không lớn theo kế hoạch.

Mặc dù ngành cá tra đang có nhiều khởi sắc, nhưng theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Hùng Vương trong 2014, tình hình giá thành nuôi trồng lại có dấu hiệu tăng do nguyên liệu nhập khẩu 2014 tăng so với 2013 từ 10-20%, nhất là bánh dầu đậu nành. So với 6 tháng đầu 2013, giá bánh dầu đậu nành năm nay tăng từ 10-12%, từ 510 USD/tấn, lên 570-590 USD. Do đó, ông Minh khuyến cáo vấn đề đầu tư nuôi cá niên vụ 2014 để thu hoạch trong năm 2015 sẽ chịu ảnh hưởng giá thành cao, trong khi rủi ro của các thị trường là rất lớn.

“Đầu tư của nông dân cần có sự cân nhắc cho vụ mới, đồng thời phải có sự hợp tác, liên kết với các nhà máy trong vấn đề nuôi trồng, chế biến nhằm tránh rủi ro!”-ông Minh nói.

Luật Farm Bill giúp ích cho ngành cá tra?

Trái ngược với một số kiến cho rằng ngành cá tra Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi luật Farm Bill áp dụng từ năm 2015, nếu được Tổng thống Mỹ thông qua, ông Dương Ngọc Minh lại cho rằng, luật này sẽ là cơ hội để ngành thay đổi, khẳng định vị thế.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có trong tay bộ tiêu chí áp dụng của luật Farm Bill từ phía Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhưng ông Minh nói: nếu so sánh vấn đề quản lý của USDA đối với một số mặt hàng trái cây Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ thì những điều khoản trong luật trang trại sắp ban hành chắc chắn sẽ không gây trở ngại gì lớn đối với chuỗi sản xuất cá tra của Việt Nam.

Sau nhiều năm nỗ lực thay đổi, áp dụng các quy trình nuôi trồng, chế biến theo tiêu chuẩn thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lấy được các chứng nhận chất lượng khắt khe như bộ tiêu chuẩn BAP (Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance s Best Aquaculture Practices Standards, viết tắt: GAA s Best Aquaculture Practices Standards hoặc BAP) xác định những yếu tố quan trọng nhất trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) có trách nhiệm, cung cấp tài liệu hướng dẫn và quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động thực hành nuôi).

Hiện nay, Mỹ vẫn đang áp dụng bộ tiêu chuẩn này để quản lý việc nhập khẩu cá tra Việt Nam. Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam đạt 3-4 sao theo tiêu chí đánh giá BAP, trong khi những doanh nghiệp ở Mỹ lại chưa có đơn vị nào đạt được 3 sao vì họ chưa đạt được chuổi khép kín từ nuôi trồng, thức ăn đến chế biến như của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài BAP, ngành cá tra Việt Nam còn đáp ứng được các tiêu chuẩn của châu Âu như ASC, GlobalGAP và tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) của Anh Quốc. Do đó, ông Minh nhìn nhận, với việc ngành cá tra Việt Nam đã phát triển theo hướng bền vững từ nhiều năm nay, đáp ứng đầy đủ các bộ tiêu chuẩn của Thế Giới nên dù luật Farm Bill có ra đời cũng không gây cản trở gì quá lớn cho ngành.

“Nếu có gây khó khăn thì tôi nghĩ chỉ là thời gian đầu, còn về sau sẽ có nhiều thuận lợi vì lúc đó chúng ta đã đáp ứng được những yêu cầu của luật này”-ô ng Minh khẳng định. Ngoài ra, ông Minh còn kỳ vọng, khi luật Farm Bill ra đời, Mỹ sẽ bỏ thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam, bởi một khi chúng ta đã làm theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, chất lượng của Mỹ thì họ sẽ không còn lý do gì để đánh thuế nữa.


Theo Trí Thức Trẻ

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: