Xuất khẩu thủy sản: Chưa thoát “tai ương”

Thursday,
22/02/2018
0

Xuất khẩu thủy sản tháng 5 vẫn theo đà sụt giảm của những tháng trước, khiến mục tiêu đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD trong năm nay của mặt hàng này thật khó khăn.

Khó... ngoài

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 5 cả nước ước đạt 479 triệu USD, tính chung 5 tháng đầu năm đạt trên 2,206 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều thị trường lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… đều sụt giảm đáng kể các đơn hàng, với những mặt hàng chủ lực: Tôm, cá tra... Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản vào các thị trường trên đã giảm từ 1,1 - 20,2%. Những khó khăn về giảm sức mua của thị trường nhập khẩu, rào cản tiêu chuẩn hàng hóa cũng như các chính sách thuế từ nước sở tại là yếu tố chính khiến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam giảm sức hấp dẫn. Thậm chí đã có những lo ngại kim ngạch xuất khẩu thủy sản của quý II cũng sẽ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nếu nhìn vào kim ngạch của 5 tháng qua thì lo ngại này hoàn toàn có cơ sở.

Những ngày cuối tháng 5/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra Quyết định sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo DOC, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã được trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam. Vì thế , DOC quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam với mức thuế riêng cho doanh nghiệp Minh Phú là 5,08% và Nha Trang Seafoods là 7,05%; các doanh nghiệp khác cũng bị áp thuế 6,07%. Theo Vasep, đây là sự áp đặt bất công bởi vì, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh tôm đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận bất kỳ trợ cấp nào của nhà nước từ nhiều năm qua. Cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì quyết định này là không công bằng, đánh 2 loại thuế lên 1 sản phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam.

Vasep khẳng định:

Cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì quyết định này là không công bằng, đánh 2 loại thuế lên 1 sản phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam.

Trắc trở... trong

Không chỉ khó khăn từ thị trường nước ngoài, tại thị trường trong nước, Thông tư 55 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa được sửa đổi và thay thế khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng ngồi không yên. Mặc dù đã xác định được điểm bất cập ở Thông tư 55 là quy định buộc doanh nghiệp phải phải tạm ngừng xuất khẩu nếu trong 6 tháng cơ sở sản xuất có quá 3 lô hàng cùng nhóm sản phẩm tương tự bị nước nhập khẩu cảnh báo về chất lượng an toàn thực phẩm, nhưng nút thắt này vẫn chưa được gỡ bỏ. Ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư Pháp) - nhận xét, quy định này là “chưa hợp pháp” và “chưa hợp lý”. Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu là cần thiết để bảo vệ hình ảnh và uy tín của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, quy định này đã “thắt chặt” hơn mức cần thiết và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan soạn thảo nên cân nhắc, sửa đổi quy định này sao cho vừa kiểm soát tốt chất lượng hàng xuất khẩu, vừa không phiền hà thêm thủ tục hành chính, cản trở hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này.

Theo Báo Công Thương

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: