Xuất khẩu thủy sản cuối năm: Khơi thông đoạn đường về đích

Thursday,
22/02/2018
0

Ngành thủy sản hứa hẹn sẽ có một năm thành công về lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp đang rất gấp rút để hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, đoạn đường về đích này vẫn còn vướng nhiều “vật cản”.


Nguyên liệu vẫn thiếu

2013 được nhận định là năm mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn hơn, không chỉ khó về vốn, lãi suất ngân hàng mà còn phải đối đầu với thách thức nguyên liệu chế biến. Nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng, đa số chỉ đáp ứng 40 - 50% công suất hoặc 1 ngày làm, 2 - 3 ngày nghỉ để giữ chân người lao động.

Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đang thiếu nguyên liệu sản xuất - Ảnh: Lê Hoàng Vũ
 

Theo một cuộc khảo sát, năm 2013, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần khoảng 300.000 tấn nguyên liệu cung cấp cho các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, tổng sản lượng cá tra sản xuất của toàn vùng ĐBSCL chỉ đáp ứng được 15 - 20%. Tình hình đối với tôm cũng không khá hơn khi tỉnh Cà Mau, vùng trọng điểm của tôm Việt Nam cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Cần Thơ (Cafatex) cho biết: Hầu hết các doanh nghiệp hiện đang hoàn thành những đơn hàng cũ, chưa dám nhận thêm đơn hàng mới.

Tất bật tìm cách tháo gỡ

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đầu năm đạt 6,11 tỷ USD, tăng 9,1% so cùng kỳ năm ngoái. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm cán đích hơn 6,5 tỷ USD. Đà tăng trưởng tốt, nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn ở thế khó khi nguồn nguyên liệu trồi sụt thất thường.

Theo đại diện một doanh nghiệp chế biến ở Đồng Tháp, các doanh nghiệp cần phải tự xây dựng vùng nguyên liệu riêng, liên kết với nhà máy thức ăn chăn nuôi, thậm chí tự đầu tư, chủ động vốn, hỗ trợ con giống và kỹ thuật cho nông dân... Doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu cho nông dân, như vậy mới luôn ở thế chủ động ổn định sản xuất.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch VASEP lại cho rằng, muốn hiệu quả thực tế thì cần có chính sách quản lý chung từ nhà nước, bộ, ngành. Lúc đó ngân hàng sẽ không e dè khi cho doanh nghiệp vay vốn, nông dân sẽ được hỗ trợ vốn, giữ uy tín bán nguyên liệu cho doanh nghiệp…

Và trong bối cảnh “khó chồng khó” như hiện nay, một số doanh nghiệp đã tìm hướng đi riêng cho mình bằng cách tiết kiệm chi phí; cơ cấu, tổ chức lại sản xuất; mở rộng thị trường; đa dạng hóa sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh riêng.

>> Ông Hồ Văn Bạch, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Bạch (Bạc Liêu) chia sẻ: Cùng với việc giữ vững thị trường truyền thống, các công ty cần mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều thị trường khác và coi thương hiệu, chất lượng hàng hóa là tiêu chuẩn hàng đầu để tạo lợi thế cạnh tranh.


Thủy sản Việt nam

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: