Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ: Tôm “ngẩng cao đầu”, cá tra chật vật

Thursday,
22/02/2018
0

Thời gian qua, con tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thường xuyên gặp phải rào cản thương mại do nước này xây dựng lên.

http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2014_11/tom-su-xuat-khau_2.jpg

Phán quyết có lợi từ WTO

Mới đây nhất, hồi tháng 9 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả chính thức đợt rà soát hành chính lần thứ 8 về thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó mức thuế được công bố là cao bất thường và giữ nguyên mức thuế suất toàn quốc 25,76% như trong bảy lần trước đó. Cách đó 1 năm, cũng chính DOC tuyên bố các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá và đưa ra mức thuế 0% đối với các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện.

Sự "đỏng đảnh” này của Mỹ khiến cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam thường xuyên đối diện với những khó khăn.

Tuy nhiên, phán quyết mới nhất của WTO với 7 nội dung được cho là hoàn toàn có lợi cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam, đặc biệt là về thủ tục điều tra và tính toán biên độ phá giá.

Theo khiếu nại của Việt Nam, việc Mỹ sử dụng phương pháp zeroing đã tạo ra biên độ phá giá lớn cho sản phẩm, làm mức thuế bị đội lên, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với hầu hết các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam được ấn định từ 4,13% đến 25,76%.

Trong vụ viện DS/404, Ban hội thẩm đã ra phán quyết ủng hộ 2 trong 3 vấn đề chính mà Việt Nam đưa ra, đồng thời khuyến nghị chính phủ Mỹ điều chỉnh các quy định phù hợp với Hiệp định chống bán phá giá của WTO cũng như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994). Theo Ban hội thẩm, việc Mỹ sử dụng phương pháp zeroing trong vụ tôm xuất khẩu của Việt Nam là không phù hợp với quy định của WTO, do đó Mỹ không được tiếp tục áp dụng phương pháp này.

Phán quyết này giống như một thông điệp gửi đến toàn thế giới rằng, các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam không bán phá giá như cáo buộc của Mỹ dành cho họ.

Những phán quyết cuối cùng của WTO đã giúp con tôm của Việt Nam "ngẩng cao đầu” trên thị trường quốc tế.
 

Cá tra tiếp tục gặp khó

Tuy nhiên, không được thuận lợi như tôm xuất khẩu, con cá tra, cá ba sa của Việt Nam lại tiếp tục gặp khó tại Hoa Kỳ khi bị nước này tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này. Theo đó, trong ít nhất 5 năm nữa, cá tra, cá basa Việt Nam sẽ vẫn bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá.

Dường như đã quá quen với những toan tính của Mỹ, các DN xuất khẩu cá tra, cá ba sa cũng không đến nỗi quá thất vọng. Bởi theo họ, chính sách bảo hộ của Mỹ đối với các sản phẩm thủy sản như cá tra, basa và kể cả các nông sản xuất khẩu của ta ngày càng cao không ngoài mục đích họ hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ DN trong nước. Các DN của ta cũng đã quá quen cách bảo hộ này, do đó, họ cũng không hy vọng Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với cá tra, basa của Việt Nam trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, theo khuyến cáo của VASEP cũng như Bộ Công thương, các DN trong nước cần chủ động trong mọi tình huống, chuẩn bị đầy đủ sổ sách, số liệu…để có thể đưa ra những bằng chứng có lợi cho mình để chỉ bị áp mức thuế thấp nhất.

Mặc dù gặp nhiều bất lợi khi xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt kết luận mới nhất về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong 5 năm nữa, song theo khẳng định của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, đây vẫn là thị trường giàu tiềm năng của Việt Nam.

Số liệu thống kê cho biết, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2, chiếm 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá tra hàng đầu vào thị trường này.

Đại Đoàn Kết

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: