Xuất khẩu tôm: Lạc quan về giá và thị trường

Thursday,
22/02/2018
0

Do nguồn cung của nhiều nước xuất khẩu tôm bị hạn chế nên giá tôm trên thị trường thế giới 6 tháng đầu năm khá về lượng và giá.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2013_07/tom-xk_66088.jpg

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang đẩy mạnh gia tăng những đơn hàng cuối năm, ngành ngân hàng cũng cam kết sẽ có chính sách tín dụng đặc thù cho vùng nguyên liệu thủy sản.

Giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đến hết quý 2/2013 đã tăng khá so với cùng kỳ, mặc dù sản lượng nguyên liệu giảm so với năm trước do dịch bệnh và nhiều người nuôi tôm không còn vốn để duy trì sản xuất nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vẫn cố gắng duy trì sản lượng cũng như đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Đơn cử như

Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp), trong 6 tháng đầu năm 2013 đã xuất khẩu được 14,45 nghìn tấn tôm, trị giá 175,3 triệu USD, bằng 96,53% về khối lượng và 97,92% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ngành hải quan, xuất khẩu tôm Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng 8,6%, đạt trên 1,1 tỷ USD, các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Canada đều có mức tăng trưởng đáng khích lệ. Chỉ tính riêng tháng 6, xuất khẩu sang thị trường lớn nhất của con tôm Việt Nam là Nhật Bản đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng trưởng, tính chung 6 tháng đầu năm tăng 6,6%, đạt 293,9 triệu USD.

Ngoài Nhật Bản, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam tại Mỹ cũng có mức tăng khá, nếu như vào tháng 1/2013, giá bán tôm sú HLSO cỡ 16/20 tại Mỹ là 5,20 USD/pao thì đến cuối tháng 6 đã tăng lên 6,10 USD/pao. Tính chung 6 tháng đầu năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ đã đạt 252,3 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm nổi bật là mặt hàng tôm chân trắng bắt đầu tìm được chỗ đứng tại thị trường thế giới do nhu cầu của nhiều nước bắt đầu thay đổi xu hướng tiêu dùng, tìm đến hàng giá rẻ hơn. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu tôm chân trắng trong 2 quý đầu năm đã chiếm tới 41,3%, đạt gần 456 triệu USD; trong khi tôm sú chiếm tỷ trọng 50,8% và thu về hơn 560 triệu USD. Được biết, sản lượng tôm sú 6 tháng đầu năm đạt 80.000 tấn, giảm 27,1% so với cùng kỳ năm trước, trong khi sản lượng tôm chân trắng đạt 20.000 tấn, tăng 33,3%.

Nước xuất khẩu tôm lớn sang thị trường Mỹ là Thái Lan đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu do hội chứng tôm chết sớm, các doanh nghiệp và người nuôi tôm của ViệtNam cũng đang gặp không ít khó khăn, tuy nhiên với kết quả đạt được của 6 tháng qua thì đích đến của kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm nay đạt trên dưới 2,2 tỷ USD là có thể thực hiện được.
Những tháng cuối năm, bên cạnh các thị trường lớn thì doanh nghiêp xuất khẩu tôm cũng đang tìm mọi cách mở rộng thị trường mới, đẩy mạnh đưa hàng sang các thị trường tiềm năng nhất là khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản nói chung và tôm nói riêng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cam kết sẽ có cơ chế tín dụng đặc thù cho vùng nguyên liệu thủy sản. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: Chính phủ và hệ thống ngân hàng đang thực hiện sơ kết để đưa ra những quy định mới cho phù hợp hơn để khắc phục tình trạng hiện nay là tín dụng cho vùng nguyên liệu thủy sản thấp, trong khi cho vay chế biến lại có tỷ trọng cao hơn.


Công Thương
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: