Yếu tố môi trường kích hoạt Hội chứng chết sớm (EMS) trong ao tôm

Thursday,
22/02/2018
0

Nghiên cứu về Hội chứng chết sớm (hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp) được tiến hành tại một trại trạng nuôi tôm lớn ở Malaysia đã chỉ ra rằng Hội chứng này xuất hiện lặp đi lặp lại khi tăng độ pH lên 8,5-8,8.


Nghiên cứu này là luận án Tiến sĩ được thực hiện bởi Noriaki Akazawa, giám đốc điều hành của Agrobest Sdn. Bhd. với sự hổ trợ của Trường Đại học Kinki và Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nuôi trồng Thủy sản của Nhật Bản, sẽ có một bài báo được đăng trên tạp chí Global Aquaculture Advocate của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu trong số tháng 7 – tháng 8 sắp tới. Kết quả nghiên cứu chi tiết đang được chuẩn bị để đăng trên một tập chí khoa học hàng đầu.

Nghiên cứu được thực hiện tại trang trại Agrobest ở Pahang, Malaysia, đang nuôi cả tôm chân trắng và tôm sú trong 461 ao nuôi được lót bạt đáy. Hội chứng EMS lần đầu tiên xuất hiện ở trang trại này vào đầu tháng Giêng năm 2011 trong 5 ao nuôi được thả cùng một nguồn giống. Trong vòng 2 tháng, bệnh đã lan ra khắp trang trại. Tỉ lệ chết điển hình trong các ao nhiễm bệnh thường là 70-80%, xảy ra ở tất cả cở tôm và tuổi tôm.

Nghiên cứu các số liệu về chất lượng nước từ khoảng 80 ao nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh được thả trong cùng 1 tháng cho thấy nhiều sự khác biệt về chỉ tiêu chất lượng có liên quan đến việc phát sinh bệnh. Tiếp đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm trên bể kính với các giá trị khác nhau của các chỉ tiêu chất lượng nước. Những thử nghiệm này khẳng định rằng bệnh giảm đi ở giá trị pH thấp (khoảng 7) và xuất hiện ở giá trị pH cao hơn (8,5-8,8). Tỉ lệ sống trong các ao của Agrobest được cải thiện rất nhiều khi quản lý pH tránh tăng đến mức mẫn cảm này.

Nguồn tin: Shimp News International, ngày 11/6/2013

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: